23 năm sau thảm hoạ Chernobyl, những người dân Ukraine, Belarus và Nga đang cố gắng gây dựng lại cuộc sống trên những mảnh đất bị nhiễm xạ.
Đến tận hôm nay, chất phóng xạ vẫn nằm sâu trong lòng đất, trong mạch nước, trong cơ thể của người dân và cả con cháu họ, gây ra biết bao căn bệnh quái ác, từ ung thư tuyến giáp đến ung thư máu. Belarus là nước phải chịu hậu quả nghiêm trọng nhất từ thảm họa này với 100.000 người bị thương tật, trong khi con số này ở Ukraine là 51.000 và ở Nga là 55.000 người.

Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra
vào ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat,
Ukraina bị nổ. Đây là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử.
Ông Iuri Arefiev, Thị trưởng khu vực Luganxka, một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ thảm họa Chernobyl ở Ukraine, chia sẻ: “Dù gần một phân tư thế kỷ sắp trôi qua, nhưng những người đang sống hôm nay không bao giờ nên quên thảm họa chết người kia. Mỗi người dân Ukraine có nhiệm vụ nhắc cho lớp trẻ đừng có “lỡ” quên đi thảm họa này, đừng biến nó thành câu chuyện thần thoại xa xưa. Mọi người nên cùng giúp đỡ những nạn nhân của thảm họa Chernobyl khắc phục khó khăn trong hiện tại và chung tay xây dựng nên tương lai tốt đẹp hơn”.
Kể từ 1986, “mùa đông hạt nhân” đã bao
phủ vùng Pripyat, Ukraina, nơi đặt nhà máy. Theo các nhà khoa học, nếu
để tự nhiên, phải mất hàng nghìn năm, khu vực này mới được “làm sạch”.
Areshchenko Natalya, 27 tuổi, sống ở Novozybkov, Nga, cho biết: “Thảm hoạ Chernobyl đã ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của gia đình tôi. Chúng tôi lớn lên trong tình trạng sức khoẻ yếu Trước kia, khu vực tôi sống có nhiều khách du lịch, nhưng giờ đây những khách sạn, nhà nghỉ hầu hết phải đóng cửa. Bạn bè và họ hàng tôi cũng chuyển đi nơi khác có môi trường sống tốt hơn”.

Người phụ nữ Belarus này mua cà chua từ Ukraine, ngay lập tức, từng quả được kiểm tra phóng xạ kỹ lưỡng.
Nỗ lực vì một tương lai tươi sáng
Chính phủ Ukraine rất quan tâm đến việc trợ giúp các nạn nhân của thảm họa Chernobyl. Theo con số thống kê mới nhất ngày 1/1/2009, khu vực Kharkov, Ukraine có 24.404 người nhận trợ cấp theo Quy chế về bảo vệ nạn nhân của thảm họa Chernobyl.
Tại Belarus, Chính phủ cũng không thể “khoanh tay đứng nhìn”. Năm 2009, dù đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính, Belarus vẫn quyết định chi 2.000 tỷ rup Belarus cho Chương trình khắc phục hậu quả Chernobyl, bao gồm: xây nhà cho những người bị thương tật và các chuyên gia muốn làm việc, nghiên cứu trong khu vực đang bị nhiễm xạ; thực hiện hệ thống theo dõi sức khỏe định kỳ cho người dân.

Cô Valia Voronkova, người mất một chân
vì di chứng của thảm hoạ Chernobyl, đang luyện tập trong một trung tâm
vật lý trị liệu của Ukraina.
Các tổ chức nước ngoài cũng “chung tay góp sức” để tái thiết các khu vực bị nhiễm xạ. Mùa hè này, 9 tình nguyện viên từ Anh, Belarus, Canada, Đức, Ba Lan, Mỹ và Pháp sẽ tới khu vực Chernobyl để tham gia hoạt động phát triển cộng đồng tại đây. Các tình nguyện viên sẽ có ba tuần ở Ukraine với nhiệm vụ hướng dẫn người dân địa phương thực hiện các kế hoạch phát triển nông thôn, tổ chức các hoạt động du lịch xanh, xây dựng doanh nghiệp vì cộng đồng và phát triển các trung tâm dành cho giới trẻ.
Julika Erfurt, nhà nhân chủng học tương lai, nói: “Tôi tới với khu vực Chernobyl với cả lý do cá nhân và sự nghiệp. Tôi muốn so sánh tuổi thơ ở Đông Đức của mình với những khu vực thuộc Liên Xô cũ khác. Về khía cạnh nghề nghiệp, đây là cơ hội tốt cho tôi tích lũy kinh nghiệm về ngành học của mình”.
Pavlo Zamostyan, Giám đốc dự án Phát triển và khôi phục Chernobyl thuộc Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), nhận định: “Giới trẻ giữ một vai trò quan trọng trong công tác xây dựng văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội ở nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt đối với khu vực Chernobyl, hoạt động của giới trẻ tại đây không chỉ giúp phát triển khu vực mà còn nâng cao nhận thức của thanh niên về các hậu quả của thảm họa này”.
Dưới đây là một số hình ảnh đáng nhớ liên quan đến thảm họa Chernobyl:

Nguyên nhân thảm họa Chernobyl được cho là sơ suất của những người điều hành lò phản ứng và thiết kế yếu kém của nhà máy.

Sau thảm họa, cả nhà máy điện hạt nhân là cỗ quan tài bê tông khổng lồ.
gì có thể để giải quyết hậu quả ngay lúc đó. Tuy nhiên, hậu quả của
thảm họa vẫn rất nặng nề.
tắt của Diễn đàn Chernobyl dự đoán tổng số người chết vì vụ tai nạn là
4.000. Tuy nhiên, danh sách nạn nhân vẫn kéo dài qua hàng chục năm.
thông điệp. Tại khu vực xảy ra thảm họa, cây cỏ mọc xanh tốt trở lại
nhưng tràn lấn lên cả những con đường vì không có người nào sinh sống
tại đây.
Lê Hùng
theo baodatviet